Hình ảnh

Hình ảnh

Thứ Ba, tháng 9 01, 2015

ĐỤC THUỶ TINH THỂ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Đục thuỷ tinh thể hình thành trong thấu kính mắt, cấu trúc trong suốt nằm sau mống mắt (màng đen quanh đồng tử). Thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc, một màng nhạy cảm cao với ánh sáng phía sau mắt giúp chuyển những xung động ánh sáng thành tín hiệu thần kinh cho hình ảnh nhìn rõ ràng. Thấu kính bị mờ đi giống như lớp dịch mờ phủ trên thấu kính máy quay phim, có thể hình thành ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường xuất hiện nhất ở người trên 42 tuổi.

Hầu hết đục thuỷ tinh thể là do những thay đổi thành phần của thấu kính. Trong một tỉ lệ phần trăm nhỏ các trường hợp, những thay đổi hoá học là do nguyên nhân bất toàn ezyme di truyền, chấn thương mắt, tiểu đường, hay sử dụng một số thuốc như steroid (prednisone).
Người ta không biết chính xác vì sao đục thuỷ tinh thể xuất hiện theo tuổi tác, nhưng tia cực tím, đặc biệt từ mặt trời được cho rằng đóng vai trò chính trong việc tạo thành những thay đổi trong thấu kính của hầu hết người bị đục thuỷ tinh thể.
Những bằng chứng thực nghiệm đưa ra giả thuyết tia cực tím có thể gây mờ thấu kính do hình thành những mảnh vỡ hoá học hoạt động gọi là “gốc tự do”. Đến lượt mình những gốc tự do này phá vỡ những cấu trúc dễ vỡ của thấu kính. Loại tia cực tím của ánh sáng mặt trời được gọi là UVB - loại tia gây những vết bỏng nắng phồng giộp và ung thư da - được nghĩ là yếu tố chính vì thấu kính hấp thu những tia này.
Thực vậy, trong nghiên cứu 838 ngư dân chuyên nghiệp tại Vịnh Chesapeake, Tiến sĩ Hugh Taylor của bệnh viện Johns Hopkins tại Baltimore đã tìm ra sự kết hợp rất chặt chẽ giữa tia cực tím và sự hình thành đục thuỷ tinh thể. Những ngư dân có mức độ tiếp xúc với tia cực tím cao nhất tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể gấp 3 lần so với những người có mức độ tiếp xúc ít nhất. Những người đục thuỷ tinh thể này tiếp xúc với ánh nắng trên 20% thời gian trong mỗi năm đời sống.
Nghiên cứu của Taylor gợi ý rằng đục thuỷ tinh thể có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với ánh nắng giữa 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, lúc ánh nắng mạnh nhất và mang mũ rộng vành, kính mát.
Đục thuỷ tinh thể diễn tiến từ từ đến nỗi ngay cả người bệnh cũng không biết mình bị bệnh. Nếu đục thuỷ tinh thể bờ ngoài thấu kính sẽ không có thay đổi thị lực nào đáng kể. Tuy nhiên, mờ gần trung tâm thấu kính thường làm thị lực giảm.

Hoàng Hạ (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét