Hiện tượng nhìn đôi (trong y học còn gọi là
bệnh song thị) đang là bệnh lý rất nguy hiểm thường gặp ở tuổi trung
niên và người già. Bệnh nếu như không được phát hiện và được điều
trị sớm thì nguy cơ dẫn đến mất thị lực là rất cao. Vậy bệnh xuất
hiện là do đâu? Điều trị nó như thế nào?… Cùng tham khảo bài viết
dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.
Dấu hiệu ở mắt bị song thị |
Hiểu rõ hơn về bệnh song thị
Hiện tượng song thị xuất hiện khi chúng ta
nhìn một hình ảnh sẽ xuất hiện ra hai hình, ngoài một ảnh thật của mắt
bình thường, đối với mắt người bị bệnh sẽ xuất hiện thêm một hình
ảnh mờ bên cạnh hình ảnh thật của mắt.
Khi người bệnh có những triệu chứng song thị
sẽ gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt sẽ rất
nguy hiểm khi tham gia giao thông. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ
dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Song thị
cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể, đôi khi người bệnh
sẽ có những cảm giác kèm theo như khó nhìn, quáng gà, chói mắt khi ra
nắng, mắt nhìn xuất hiện các chấm đen....
Hình ảnh cho thấy mắt bạn đang bị song thị |
Tại sao xuất hiện song thị ở mắt?
Khi mắt chúng ta nhìn vào một vật cố định, trục
nhìn ở hai mắt sẽ tập trung và hướng về vật đó, hình ảnh của vật
sẽ được hội tụ trên hoàng điểm, theo đó võng mạc sẽ tiếp nhận hình
ảnh và dẫn truyền thị giác lên não để cho thấy một ảnh mà thôi. Tuy
nhiên, khi một mắt có sự lệch trục, khiến cho việc ghi nhận hình ảnh
của vật không rơi trên hoàng điểm mà ngoài vùng này, hoặc thủy tinh thể của
mắt bị mờ đục, dẫn đến bị khúc xạ ánh sáng… hệ quả để lại sẽ
khiến người bệnh nhìn thấy một ảnh mờ bên cạnh ảnh thật của mắt lành (còn
gọi nôm na hiện tượng nhìn đôi).
Hiện tượng nhìn đôi xuất hiện là do cơ vận
nhãn bị tổn thương, hoặc trên các dây thần kinh điều khiển số 3, 4, 6
của não bộ có vấn đề. Thông thường khi người bệnh bị một số bệnh
lý ở măt như bệnh nhược cơ, nhãn giáp, chấn thương phần hốc mắt, hay
thủy tinh thể bị mờ đục… sẽ dẫn đến nguy cơ bị song thị rất cao.
Hoặc các trường hợp bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bị chấn
thương vùng mắt, nhiễm khuẩn… cũng là một trong những yếu tố đáng lo
ngại cho mắt.
Hiện tượng song thị nên điều
trị thế nào?
Đối với bệnh song thị, để việc điều trị có
hiệu quả bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm hay
chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để tìm cho ra nguyên nhân gây bệnh. Ví
dụ bị song thị là do kẹt cơ vào lỗ gãy sàn hốc mắt sau chấn thương thì phải
bóc tách cơ khỏi chỗ gãy và dùng vật liệu trám vào lỗ gãy để tránh tái phát,
hoặc nếu mắt đang có dấu hiệu ban đầu của bệnh đục thủy tinh thể
nên gây ra hiện tượng nhìn đôi thì nên uống thuốc điều trị sớm để
ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Theo các chuyên gia về nhãn khoa, để giảm thiểu
triệu chứng song thị ở mắt song thị cần đi từ phương pháp phòng ngừa
để mang lại hiệu quả điều trị cao khi mắc bệnh. Nên xây dựng chế độ
dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm từ cá, rau xanh sậm màu hoặc
các loại thực phẩm có chứa vitamin A, C, E, kẽm, B12… đặc biệt là
các nhóm chất là chậm quá trình lão hóa, chống phá gốc tự do ở
mắt như Lutein, zeaxanthin, alpha lipoic acid…những nhóm chất này sẽ rất
tốt cho một đôi mắt sáng khỏe. Hoặc có thể bổ sung chúng qua đường uống
bằng việc sử dụng các loại sản phẩm được bào chế từ thảo dược
thiên nhiên, bởi các sản phẩm này sẽ dùng được lâu dài, lại không
mang lại tác dụng phụ cho sức khỏe như một số loại thuốc tây y.
Cần bảo vệ mắt khi tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng mặt trời, khói bụi hoặc môi trường làm việc có hóa chất.
Đặc biệt đối với đôi mắt, khi có những dấu hiệu lạ cần phải được
đi khám để điều trị ngay, sẽ hạn chế được rủi ro không đáng có.
Minh Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét